BÁN ĐẤT NỀN VIET SING GIÁ RẺ NHẤT THỊ TRƯỜNG

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Quỹ đạo mặc định

Quỹ đạo mặc định

Trong một video clip kể rằng, có một cô bé bị câm điếc bẩm sinh đã hỏi người thầy dạy cô đàn violon, cũng bị câm điếc như cô:

- Tại sao con không giống như những người khác?
Và người thầy này đã trả lời cô:
- Tại sao con phải giống như những người khác?
Một câu trả lời đáng để suy ngẫm phải không các bạn? Và bản thân tôi, trong bao nhiêu năm qua, cũng tự đặt cho mình một câu hỏi tương tự:
- Tại sao tôi phải sống… giống như những người khác?
Dù muốn hay không, dù vô tình hay cố ý, dù với bất kỳ lý do gì đi chăng nữa, thì ai trong chúng ta cũng phải đối diện với một “quỹ đạo mặc định” mà xã hội (nơi bạn sinh ra và lớn lên) vạch sẵn cho bạn. Quỹ đạo mặc định chính là những gì mà xã hội đó kỳ vọng ở bạn, và được hình thành từ việc đa số mọi người  xung quanh bạn ai cũng… làm thế. Ví dụ cho một quỹ đạo mặc định dễ thấy nhất là: lớn lên => đi học => đi làm => lập gia đình => sinh con đẻ cái =>… v.v…
Nếu bạn đi chệch quỹ đạo mặc định, bạn sẽ bị người đời dán cho đủ các loại nhãn dán như “bị thần kinh”, “khác người”, “chống ề”, “hư hỏng”… Hoặc khi bạn làm một điều gì đó đi ngược lại với số đông, hoặc khác với những gì mà những người xung quanh bạn thường làm, thì ngay lập tức bạn sẽ nhận được những phản ứng không mấy tích cực cho lắm. Đôi khi còn kéo theo những hệ quả nghiêm trọng như bị tẩy chay. Ở đây tôi chỉ đề cập đến những hành động không làm ảnh hưởng đến ai, mà chỉ tác động trực tiếp đến cách sống của cá nhân bạn và nằm trong phạm vi đạo đức và pháp luật.
Nếu may mắn, bạn sẽ được một vài người như gia đình, bạn bè… ủng hộ, tin tưởng và tiếp sức cho bạn. Còn nếu không, bạn sẽ phải bước đi một mình cho đến khi bạn tìm được người cùng bước đi với bạn.
Vì lẽ đó mà…
Có bao nhiêu người trong chúng ta không dám thực hiện ước mơ của mình?
- Có bao nhiêu người trong chúng ta không dám đi theo tiếng gọi của con tim?
- Có bao nhiêu người trong chúng ta không dám sống một cuộc sống mà mình mong muốn?
Dù vậy, trong thực tế, vẫn có không ít người dám thoát ra khỏi “quỹ đạo mặc định” của mình để tự vẽ ra một quỹ đạo mới cho riêng họ. Bất chấp nỗi sợ hãi, họ dám “lội ngược dòng” vì họ biết rằng mình chỉ có một cuộc đời duy nhất để sống. Họ biết rằng họ phải sống một cuộc sống cho chính mình, chứ không phải cho một ai khác. Và cho dù kết quả ra sao đi chăng nữa, họ biết rằng họ không bao giờ phải hối hận.
Bạn có thể bắt gặp những con người đó trong cuộc sống hàng ngày từ những người nổi tiếng và thành công tột bật như Steve Jobs (bỏ học để đi tìm niềm đam mê) đến những con người bình thường giản dịdám sống thật với chính mình.
Từ đáy lòng, tôi thật sự khâm phục những con người đó. Chúc cho bạn (và cho cả tôi) lòng dũng cảm, ý chí kiên cường để thiết kế cuộc sống cho riêng mình và tận hưởng những thành quả xứng đáng!
Uông Xuân Vy

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Bán đất khu đô thị Thới Hòa, Mỹ Phước 4, Bến Cát, BD

 

Thông tin mô tả

Hiện nay chúng tôi muốn bán lại 3 lô đất liền kề  trong khu đô thị Thới Hòa,  Mỹ Phước có vị trí  đẹp sau:
+ Mặt tiền đường 36m
+ Đối diện khu siêu thị phức hợp.
+ Đối diện trung tâm thương mại.
+ Liền kề quốc lộ 13 và đường N3 nối liền với trung tâm hành chính thành phố mới, giao thông thuận lợi  trong vùng và khu vực.
Diện tích: 150m2
Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, tiện kinh doanh buôn bán.
Pháp lý: minh bạch, rõ ràng: thổ cư 100%, đất thuộc khu quy hoạch đô thị Thới Hòa, cấp đỏ riêng từng nền.
Giá:  từ 2/m2 tùy từng vị trí.
Liên hệ: Ms Như Vi
 : 09 025  01235

Khu Đô Thị Công nghiệp Thới Hòa - Mỹ Phước 4

Khu Đô Thị Quốc tế Thới Hòa
Vị trí : Thủ Dầu Một, Thới Hòa, Bến Cát, Bình Dương
Ngày khởi công :
Ngày hoàn thành :
Diện tích khuôn viên : 800 ha
Chủ đầu tư : Tổng Công ty Đầu Tư và Phát Triển Công Nghiệp (Becamex IDC Corp.)
Khu Đô Thị Công nghiệp Thới Hòa được quy hoạch hài hòa cùng cảnh quan thiên nhiên: những dòng suối, cây xanh tạo một môi trường sống trong lành cho các dân cư sinh sống trong khu vực. Tổng diện tích cây xanh, mặt nước, công trình công cộng lên đến hơn 50% tổng diện tích xây dựng. Thới Hòa đang được UBND Tỉnh Bình Dương thí điểm làm Khu Dân Cư cao cấp, không có Khu công nghiệp, một "Thành phố xanh, không khói.

Khu Đô Thị Quốc tế Thới Hòa - Khu Đô Thị Đẳng Cấp Quốc Tế Singapore

 Khu đô thị Quốc tế được thành lập vào ngày 12/06/2002 tọa lạc tại phía Bắc của Tỉnh Bình Dương, một trong các vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam và là địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp của cả nước. Thới Hòa nằm trên giao lộ giao thông quan trọng của Bình Dương bao gồm tuyến Đại lộ Bình Dương (QL13) và tuyến đường Vành đai 4 của Khu vực miền nam. Mỹ Phước được chủ đầu tư là Công ty Becamex IDC thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng và các tiện ích khu vực phục vụ cho nhu cầu an cư và sinh hoạt của khoảng 300.000 dân.

Trải qua 4 giai đoạn phát triển. Đến nay, Mỹ Phước đã triển khai đến giai đoạn 4 và là giai đoạn cuối cùng của quá trình đầu tư cụm Đô thị - Công nghiệp tại Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương. Mỹ Phước 4 (hay khu Đô thị - Công nghiệp Thới Hòa) với tổng diện tích khoảng 960 ha, sở hữu vị trí đắc địa nhất, nằm trên giao lộ của Đại Lộ Bình Dương và Đường vành đai 4, được Sông Thị Tính ôm trọn và có địa thế tương đối cao so với các khu vực xung quanh. Thới Hòa được coi là nơi có phong thủy đẹp nhất tại Mỹ Phước và được quy hoạch là đô thị kiểu mẫu, đô thị xanh, không khói với hàng loạt các công trình trọng điểm đang đồng loạt triển khai. Thới Hòa được quy hoạch là khu vực trung tâm của đô thị vệ tinh kiểu mẫu – Đô thị Thới Hòa (sẽ là hạt nhân của Quận Bến Cát sau này).

Khu Đô Thị Quốc tế Thới Hòa  được khởi động xây dựng từ cuối năm 2009 – đầu năm 2010. Trải qua hơn 1 năm triển khai, đến nay thì một khu đô thị đang dần hình thành. Toàn bộ gần 1000 ha tại Mỹ Phước 4 đều được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn hảo.

Hạ tầng được đầu tư hoàn hảo, giao thông liên vùng thuận tiện

Người dân cũng tranh đua với thời gian để hoàn thiện mái ấm của mình tại Thới Hòa, Khung cảnh tấp nập xây dựng khiến Thới Hòa trở lên nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

Khu Đô Thị Quốc tế Thới Hòa Thới Hòa - Khu biệt thự sang trọng

Với định hướng và quy hoạch chung cho toàn vùng, Mỹ Phước 4 hứa hẹn sẽ là miền đất hứa; là trung tâm của khu vực; và là trọng điểm của các công trình đang đồng loạt triển khai.
Khu Đô Thị Thới Hòa được qui hoạch với qui mô 800ha nằm trong tổng thể liên khu Đô Thị Quốc tế Thới Hòa qui mô 4300ha.

Khu Đô Thị Quốc tế Thới Hòa là sự kế thừa và phát huy kinh nghiệm thiết kế qui hoạch hạ tầng của Khu Đô Thị Mỹ Phước 1, Mỹ Phước 2, Mỹ Phước 3 nên Khu Đô Thị Quốc tế Thới Hòa còn được mệnh danh là Thiên Đường giữa thực tại với các tiện ích và môi trường sống mang đẳng cấp quốc tế

Khu Đô Thị Quốc tế Thới Hòa là một Khu Đô Thị Sinh Thái với dòng sông Thị Tính hiền hòa, trong xanh luôn đem lại cảm giác thư giãn sau một ngày tất bật với bao nhiêu bộn bề lo toan trong cuộc sống của người dân sẽ và đang sinh sống nơi đây.

Khu Đô Thị Quốc tế Thới Hòa là một Khu Đô Thị Xanh với hệ thống công viên cây xanh bao bọc tạo thành mảng xanh trong cuộc sống năng động.

Khu Đô Thị Quốc tế Thới Hòa - tiện ích

Khu Đô Thị Quốc tế Thới Hòa là Khu Đô Thị Đẳng Cấp với các tiện ích mang tầm vóc quốc tế như:

Trường Đại Học Quốc Tế Việt Đức qui mô trên 50ha vơí vốn đầu tư 250 triệu USD và hiện nay đã được ngân hàng thế giới World Bank cho vay 180 triệu USD, vào cuối năm 2010 ban lãnh đạo trường Đại Học Việt Đức đã có buổi làm việc trực tiếp với chính quyền tỉnh Bình Dương về việc chuẩn bị khởi công trường Đại Học Việt Đức tại Mỹ Phước. Trường Đại Học Việt Đức được xây dựng với tiêu chí sẽ là một trong 200 trường đại học lớn nhất thế giới. Sau khi hoàn thành trường Đại Học Việt Đức sẽ hoạt động theo phương án chuyển giao công nghệ: nghĩa là tất cả những công nghệ giáo dục và thiết bị đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ được Cộng Hoà Liên Bang Đức chịu trách nhiệm chuyển giao còn phía Việt Nam sẽ tiếp nhận và vận hành độc lập. Do đó người dân Việt Nam sẽ được tận hưởng những tiêu chuẩn quốc tế với chi phí rất Việt Nam.

Trường Đại Học Thủ Dầu Một qui mô 57ha sẽ là một trong những trường đại học lớn nhất miền nam Việt Nam. Trường sẽ được khởi công xây dựng cuối năm nay 2011 và hiện đã thiết kế xong mô hình xây dựng với hệ thống thư viện với tham vọng sẽ là thư viện lớn nhất nước cung cấp đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách khoa học của thế giới.

Khu Đô Thị Quốc tế Thới Hòa  - Quy mô Đại Học Thủ Dầu Một

Khu biệt thự Sinh Thái Green River qui mô 60ha với vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng được chia thành 4 phân khu chính: khu biệt thự cao cấp, khu nhà trẻ - trường học, khu làng ẩm thực - dịch vụ giải trí và khu công viên cây xanh. Khu đô thị sinh thái Green River được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1(2009 - 2011) : Gồm 400 căn nhà phố và biệt thự, khu làng ẩm thực và công viên cây xanh, vốn đầu tư dự kiến 600 tỷ đồng. Giai đoạn 2 (2011 - 2015): Gồm 700 căn nhà phố và biệt thự, vốn đầu tư dự kiến 900 tỷ đồng.

Khu biệt thự sân vườn RoseMary đẳng cấp qui mô tổng diện tích rộng 50 ha, gồm 84 căn biệt thự đơn lập. Được bao quanh bởi dòng sông Thị Tính và kênh đào rộng lớn dẫn nước từ sông này đề tạo cảnh quan tươi đẹp và điều hoà sinh thái, Rosemary được thiên nhiên xanh bao phủ, tạo nên một bức tranh thanh bình giữa lòng đô thị phồn hoa náo nhiệt, đích thực là một thiên đường nghỉ dưỡng tuyệt vời dành cho giới thượng lưu

Khu biệt thự đẳng cấp 5 sao Elcolakes Mỹ Phước: trải rộng trên diện tích 226ha, là ốc đảo sinh thái được thiết kế và xây dựng với ước vọng mang lại môi trường sống lý tưởng, hài hoà giữa yếu tố thiên nhiên và tiện ích của cuộc sống hiện đại. Khu đô thị sinh thái Elcolakes mang đậm nét thiên nhiên hứa hẹn mang lại hơi thở của phong cách sống hoàn toàn mới cho tổng thể Khu Đô Thị Mỹ Phước 4300ha.

Làng biệt thự doanh nhân Ngũ Tượng Khải Hoàn qui mô 81ha Bao gồm 2.492 căn nhà phố, 287 căn biệt thự, trung tâm thương mại, dịch vụ, khu vui chơi giải trí, thể thao chiếm 1.9ha và một số tiện ích công cộng khác như: trường học, nhà trẻ..v..v.. Vốn dầu tư dự kiến khoảng 1.600 tỷ đồng.

Khu phức hợp GS Square của tập đoàn bán lẻ toàn cầu GS Retail qui mô 7ha để xây dựng Khu trung tâm thương mại tổng hợp gồm khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê, siêu thị bán lẻ, khu vui chơi giải trí, thể thao... với quy mô lớn. Dự án trên dự kiến đầu tư 30 triệu USD; trong đó giai đoạn đầu là 10 triệu USD và giai đoạn tiếp theo là 20 triệu USD. Đặc biệt theo thông tin ngày 11.6.2011 "Đại gia" bán lẻ GS Retail của Hàn Quốc cũng lên kế hoạch trong 2 năm tới mở 10 trung tâm mua sắm tại Bình Dương...

Khu Đô Thị Quốc tế Thới Hòa  - Khu phức hợp GS Retail

Khu phức hợp mua sắm - giáo dục Woongjin của Hàn Quốc. Woongjin là tập đoàn hàng đầu về đầu tư giáo dục của Hàn Quốc. Ngày 8/5/2008, Tập đoàn Woongjin của Hàn Quốc đã ký hợp đồng thuê 15ha đất tại Khu Đô Thị Quốc tế Thới Hòa, tỉnh Bình Dương, để triển khai dự án đầu tư tổ hợp dịch vụ cao cấp có tổng vốn đầu tư khoảng 350 triệu USD. Dự án tổ hợp dịch vụ cao cấp của Woongjin sẽ bao gồm các khu trung tâm thương mại, căn hộ và văn phòng cho thuê cùng trường học quốc tế với quy mô lớn. Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Hiệp, dự án đầu tư của tập đoàn này sẽ là nhân tố thúc đẩy phát triển dịch vụ chất lượng cao, phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt và vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh.

Tuyến giao thông huyết mạch Vành Đai 4 dài 197,6 km kết nối các tỉnh miền Đông Nam Bộ: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM, Long An. Chiều 10/5/2011, chủ trì cuộc họp về việc xây dựng đường vành đai 3 và 4 của TP HCM tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương triển khai các thủ tục chuẩn bị dự án, kêu gọi đầu tư 2 tuyến đường này. Tuyến đường vành đai 3 và 4 sẽ là hai tuyến giao thông vành đai đô thị và tuyến giao thông liên vùng, có cấp hạng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu giao thông với vận tốc cao, phân luồng từ xa, giảm áp lực giao thông qua nội thành TP Hồ Chí Minh. Vành đai 4 quy mô kỹ thuật là cao tốc đô thị, mặt cắt ngang 6-8 làn xe.

Tuyến giao thông quan trọng của tỉnh Bình Dương: Đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn có tổng chiều dài 30 km đường chính và 12 km đường gom, bắt đầu từ Khu Đô Thị Mỹ Phước và đi qua các khu công nghiệp lớn nằm tại huyện Bến Cát, thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An và đến cửa ngõ sân bay và cảng biển quốc tế.Trên toàn tuyến có 18 cầu vượt lớn và 4 nút giao cắt liên thông. Tuyến đường này được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ô tô cao cấp 6 làn xe với vận tốc trung bình đạt 100 km/giờ. Hiện nay công tác đền bù giải phóng mặt bằng đã hoàn thành 100%, và đã thi công được 15km. Theo chỉ thị của thủ tướng chính phủ đầu năm 2013 phải đưa vào hoạt động.
 KDT Mỹ Phước 4, Dự án Mỹ Phước 4, KDT Thới Hòa, Khu Đô Thị Mỹ Phước 4, Mỹ Phước 4, Biệt thự Mỹ Phước 4, nhà liền kề Mỹ Phước 4, Đất nền Mỹ Phước 4, Khu Đô Thị Công nghiệp Thới Hòa
KDT Mỹ Phước 4, Dự án Mỹ Phước 4, KDT Thới Hòa, Khu Đô Thị Mỹ Phước 4, Mỹ Phước 4, Biệt thự Mỹ Phước 4, nhà liền kề Mỹ Phước 4, Đất nền Mỹ Phước 4, Khu Đô Thị Công nghiệp Thới Hòa,

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Đất nền VSIP 1, bán đất khu dân cư Việt Sing, Thuận An

Bán đất khu dân cư VietsingCách Tp HCM chỉ 20phút, giá gốc CĐT Becamex.
Bán đất khu dân cư Vietsing, ngay mặt tiền QL13Ngay TT VISIP 1, là cái "Nôi" sự phát triển kinh tế Bình Dương
Bán đất khu dân cư Vietsing, mệnh danh là Vùng Đất Phát “Phát Tài – Phát Nghiệp – Phát Tương Lai”
Bán đất khu dân cư Vietsing, với nhiều tiện ích dịch vụ, dân cư hiện hữu, môi trường trong lành.
 - Bán đất khu dân cư Vietsing, nằm ngay trung tâm, đ/d là 25 block căn hộ cao tầng Becamex và khu siêu thị Việt - Sing.
Bán đất khu dân cư Vietsing, sổ thổ cư 100%, dân cư sống hiện hữu, tiện ích dịch vụ: Ngân Hàng, Trường Học, Chợ, Siêu Thị…. Tất cả hiện hữu
Bán đất khu dân cư Vietsing, được bao quanh bởi 25 block căn hộ cao tầng (đã hoàn thiện 15 block)
Bán đất khu dân cư Vietsing, liền kề 2 khu chuyên gia OASIS 1, OASIS 2
Bán đất khu dân cư Vietsing, giá gốc CĐT Becamex
* Diện tích: 5 x 30, 10 x30, 20 x30
* thanh toán 4 đợt, bao chi phí ra sổ.
* Chương trình ưu đãi dành cho khách hàng mua 
Có xe đi dự án (miễn phí), để biết thêm thông tin chi tiết và có giá tốt nhất vui lòng  liên hệ.
  Như Vi  09 025 01235

GIỌT NƯỚC MẮT CÁM ƠN



Đúng năm giờ bác Chu tài xế xe taxi phải giao xe, nhìn đồng hồ đã năm giờ mười lăm rồi, nên bác tài đem tấm bảng “tạm thời không đón khách” treo lên. Đúng ngày cuối tuần, học sinh trong ký túc xá của trường trung học số bốn mươi chạy ùa ra. Bác Chu tài xế nhịn không được thói quen này nên dừng xe lại, nhìn học sinh đi đi lại lại, chúng nó mặc đồng phục nhà trường, trên mặt tươi cười rạng rỡ.

- “Bác tài, cháu… cháu muốn ngồi xe của bác.” Một bé gái chân đi cà thọt lưng mang cặp sách đi đến, nhìn hai bên phải trái nói vội vàng.

Bác tài nói phải giao xe, và chỉ có dừng xe chút xíu thôi. Em bé gái cúi đầu, mấy giây sau nó lại thành khẩn nói: “Cám ơn bác, bác tài, cháu chỉ ngồi một trạm là một trạm thôi.”

Hai chữ “cám ơn” làm cho bác Chu tài xế động lòng, bác nhìn trên trên thân em bé gái mặc cái áo giặt trắng tinh, một cái cặp sách cũ không thể cũ hơn được nữa, nên nhịn không được bèn thở dài nói: “Lên xe.” Em bé gái sung sướng lên xe. Xe đến khúc quanh, em bé gái đột nhiên đằng hắng nói: “Bác tài, cháu chỉ có ba đồng bạc mà thôi, cho nên, đến nửa trạm thì cháu xuống.” Bác tài nhìn trong kính chiếu hậu thấy em bé gái mặt đỏ gất, không nói gì. Đây là xe taxi ở thành phố, giá mỗi đoạn đường có thể là năm đồng.

Lái xe đến trạm dừng công cộng thì bác tài dừng xe lại, em bé đứng nơi cửa vui vẻ nói: “Thật cám ơn bác, bác tài.” Bác Chu tài xế nhìn thấy em bé gái khập khiễng đi về phía trước, đột nhiên trong lòng có chút ái ngại. Cũng từ ngày cuối tuần ấy, bác Chu tài xế mỗi ngày cuối tuần đều nhìn thấy em bé gái đứng đợi ở cổng trường, mấy chiếc xe taxi chạy qua, em bé gái nhìn như không nhìn, chỉ biết đứng chờ. Em bé gái đợi mình? Bác Chu đoán và trong lòng cảm thấy ấm áp, bác lái xe đến, em bé gái từ đàng xa giơ tay vẫy vẫy, bác Chu tài xế rất kinh ngạc, xe bác ta màu da cam giống với các xe taxi khác, em bé gái làm sao có thể nhìn mà biết được chứ? Đây là ba đồng, đây là một trạm. Bác tài không hỏi nó tại sao chỉ đứng đợi xe của mình, và cũng không hỏi tại sao chỉ ngồi có một trạm?

Trong lòng em bé gái có một bí mật nhỏ, bác Chu tài xế rất hiểu điều này. Một lần, hai lần, ba lần, dần dần bác Chu tài xế trở thành thói quen. Cuối tuần trước khi giao xe, thì người cuối cùng phải chở nhất định là cô bé thọt chân trong trường trung học số bốn mươi. Bác tài đem tấm bảng “tạm không chở khách” treo lên, chuyên tâm đợi trước cổng trường. Em bé gái chỉ mười bốn mười lăm tuổi mà thôi, vừa nhìn thấy ông thì giống như con nai nhỏ chạy qua đường, lớn tiếng nói với bạn học “tạm biệt”, bất quá chỉ năm phút đồng hồ là em bé gái xuống xe, câu cuối cùng vẫn là: “Cám ơn bác, bác tài.” Hình như chỉ đợi câu nói ấy, cuối tuần bất kể là đi bao xa thì bác Chu cũng lái xe đến trường. Có lúc giao xe bị phạt, bác ta cũng nhất định chở em bé gái đi một đoạn đường. Thời gian qua rất nhanh, tình hình này tiếp tục thêm một năm nữa, chớp mắt mùa hè của năm thứ hai đã đến. Nhìn em bé gái mang cặp sách thật nặng nề, bác Chu đột nhiên cảm thấy như đánh mất cái gì đó. Bác biết em đã tốt nghiệp phổ thông cấp hai, và nó sẽ học cấp ba ở đâu?

- “Bác tài, cám ơn bác, có lẽ đây là lần cuối cùng cháu ngồi xe của bác, thật làm phiền bác quá. Cháu thi đậu trường trung học Tân Tập Nhất, có lẽ nửa năm mới về nhà một lần,” em bé gái nói như thế. Bác tài từ trong kính chiếu hậu nhìn cặp mắt em bé gái, trong lòng rất là không yên. Em bé quả nhiên rất ưu tú, trường Tân Tập Nhất là trường điểm của tỉnh, thi đậu vào đó thì đã bước một chân vào ngưỡng cửa đại học rồi.

- “Vậy thì bác đưa con về nhà.” bác tài nói. Em bé gái lắc đầu nói mình chỉ có ba đồng bạc mà thôi.

- “Lần này không lấy tiền.” Bác tài nói xong thì nhìn đồng hồ, đưa em bé gái về nhà thì nhất định giao xe bị trễ giờ, có thể bị phạt chút tiền, nhưng có quan hệ gì chứ  Bác muốn ngồi chung với em bé gái thêm chút nữa. Em bé gái nói địa chỉ rất xa, còn thêm bảy trạm nữa, nửa giờ sau, bác tài dừng xe, em bé ôm cặp bước xuống, bác tài lấy một cái hộp trong xe ra, nói:

- “Đây là món quà bác tặng cháu.” Em bé gái kinh ngạc tiếp nhận quà, sau đó cúi mình chào bác tài, nói: - “Cám ơn bác, bác tài.”

Nhìn em bé gái thọt chân đi vào nhà, bác Chu tài xế thở dài. Cháu bé, từ nay không còn gặp lại nữa? Bác tài cũng không biết tên em bé là gì nữa!

Đã qua mười năm rồi. Bác Chu tài xế vẫn còn lái xe taxi. Hôm nay, việc làm không nhiều, ông đang lái xe, nhưng lại nghe được chương trình ca nhạc của đài giao thông phát đi chương trình “nhắn tin tìm người, tìm bác tài xế mười năm trước thuê xe của công ty Thắng Lợi, số xe là Axxxx.” Bác Chu tài xế vừa nghe thì ngớ người ra, có người tìm ông ta? Mười năm trước, ông ta lái chính là chiếc xe này. Điện thoại gọi thẳng đến tổng đài, người phụ trách tổng đài kinh ngạc đưa cho bác tài xế số điện thoại, bác Chu nghi hoặc, là ai nhỉ? Mỗi ngày bận bịu vì kế sinh nhai, ngoại trừ bà vợ ra thì bác tài không quen biết người phụ nữ nào khác.

Gọi điện thoại, bác tài nghe âm thanh của một cô gái trẻ, cô ta kinh ngạc vui mừng hỏi:

- “Là bác sao, bác tài?” Bác tài giựt mình, âm thanh này, lời nói này rất là quen thuộc, nhưng bác tài không nhớ là ai cả.

- “Cám ơn bác, bác tài.” Cô gái lại nói.

Hai người hẹn gặp nhau ở một quán cà phê, khi gặp cô gái ấy, bác Chu hình như nhận không ra, trước mắt là một cô gái thướt tha, là bé gái mười năm trước đi xe chỉ có ba đồng bạc đó ư? Cô gái đứng lên cúi mình chào bác tài và nói:

- “Từ trong lòng cháu cám ơn bác, bác tài.”

Uống cà phê, cô gái kể chuyện ngày trước: Mười hai năm trước, ba của cô cũng là một tài xế lái xe taxi, ông rất thương yêu cô gái, mỗi ngày cuối tuần, dù bận cách mấy ông cũng lái xe đến trường đưa cô về nhà. Tết đến, cả nhà về quê ăn tết, vì để mang được nhiều đồ, ba của cô mượn xe bánh mì của người bạn. Lái xe được nửa đường, đột nhiên tuyết rơi rất nhiều, không may tông vào một chiếc xe hàng, xe bánh mì bị hư toàn bộ, ba của cô chết tại chỗ, từ đó chân của cô bị thương nặng. Chôn cất ba xong, mẹ phải bồi thường xe cho người bạn của ba một khoản tiền lớn, và để làm phẫu thuật chân cho cô, nên mẹ làm việc ngày đêm không nghỉ, còn cô, sau khi vết thương lành thì lập tức đi học, nhất tâm muốn mau lớn. Cô rất kiên cường, việc gì cũng có thể chịu đựng, nhưng duy chỉ có một việc là không chấp nhận người khác thương hại mình. Cho nên, cô không nói cho ai biết việc bị tai nạn trên đường. Tan học về nhà, khi bị bạn học hỏi tại sao bây giờ lại đi xe công cộng? Cô bé nói dối là vì ba đi xa, nói dối được nửa năm, cho đến khi gặp bác Chu tài xế. Cô bé thấy chiếc xe taxi dừng bên đường không chút động đậy, giống như ba cô bé lái xe đến đợi trước cổng trường.

Cô bé chỉ có ba đồng để đi xe công cộng, nhưng cô bé lấy tất cả để ngồi xe taxi, chỉ ngồi một trạm, sau đó đi bộ nửa giờ nữa về nhà, mặc dù đường rất xa, nhưng cô bé vẫn thản nhiên đi, bởi vì không ai có thể đoán biết là ba của cô bé đã chết.

- “Bác nhất định không biết, chiếc xe taxi mà bác đang lái đó là chiếc xe mà ba của cháu đã lái, số xe cứ in mãi trong óc của cháu.”

Cô gái nói xong thì nước mắt rơi xuống: “Cho nên, từ xa xa, chỉ cần nhìn thì cháu liền nhận ra nó.” Bác Chu tài xế thấy lỗ mũi nóng, chút xíu nữa thì cũng chảy nước mắt.

- “Tấm huy chương này cháu luôn mang trên mình, cháu không biết, nếu không có nó thì cháu có thể đi được đến ngày hôm nay không. Hơn nữa, bác trả lại cháu tiền xe, cháu vẫn cứ giữ nó. Có một chút tiền, cháu cảm thấy vấn đề gì cũng có thể khắc phục được. Mặc dù mất phụ thân, nhưng cháu vẫn có phụ thân như cũ.” Nói xong, cô gái lấy trong túi ra tấm huy chương mang vào mình. Góc cạnh của tấm huy chương đó đã biến thành màu đen, sau tấm huy chương có viết hàng chữ: “Chúc cuộc sống của con cũng như tấm huy chương này.”

Tấm huy chương này là của bác Chu tài xế làm quà tặng cho cô gái mười năm trước. Cô gái dắt cánh tay của bác Chu tài xế rời khỏi quán cà phê. Nhìn cô gái lái xe đi rất xa, bác Chu dừng xe bên đường, để cho nước mắt chảy xuống. Cô gái thọt chân ấy, cô gái ấy bây giờ bác tài mới biết tên cô ta là Lâm Mỹ Tuyết, cô gái và con của bác tài, đã chết cách đây mười năm vì ung thư, thật quả là ấn tượng giống nhau! Con gái của bác khi còn sống, cứ mỗi ngày cuối tuần thì bác đều lái xe đến trường đón nó. Con gái trước khi lên xe thì nói: “Cám ơn ba.”,
xuống xe cũng câu ấy: “Ba, con cám ơn ba.”, làm cho bác tài cảm nhận được rất nhiều hạnh phúc!

Tấm huy chương ấy là của con gái ông được thưởng trong kỳ thi Olympic, đã làm cho ông ta rất kiêu hãnh và hy vọng, nhưng con gái ông đột nhiên chết đi khiến cho ông ta không kịp đề phòng. Lại đến ngày cuối tuần, đi ngang qua trường trung học số bốn mươi, ông ta đều dừng xe lại, hình như con gái vẫn có thể từ cổng trường chạy ra, lên xe, và lớn tiếng nói: “Ba, cám ơn ba.”

Trên đường trở về nhà, bác Chu mua một tờ báo, vừa mở báo ra xem thì bác liền thấy ngay hình của cô gái thọt chân ấy. Cô ta cười tươi với bác Chu tài xế, trên đề mục có chạy hàng chữ lớn: “Lâm Mỹ Tuyết – phó tổng giám đốc trẻ nhất của công ty đa quốc gia, niềm kiêu hãnh của thành phố S...” bác Chu tài xế kinh ngạc há hốc miệng, đọc nhanh như chớp, vừa đọc vừa móc túi lấy thuốc ra hút theo thói quen.

Đột nhiên, tay của ông ta chạm phải một phong bì, lấy ra, bên trong phong bì đựng đầy tiền đô la Mỹ dày cộm, bác Chu ngớ ra, bác ta nghĩ không ra Lâm Mỹ Tuyết bỏ tiền vào túi ông lúc nào? Có phải khi cầm cánh tay mình dẫn đi không?

Giữa xấp tiền mỹ kim ấy còn kẹp một tờ giấy nhỏ: “Bác tài, đây là tiền lời của yêu thương, xin bác nhận lấy. Cái vốn vô giá thì vĩnh viễn ở trong lòng cháu. Cám ơn bác, bác tài!”

Cặp mắt của bác tài lại mờ mờ thêm một lần nữa...

 Sưu Tầm

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

ĐƠN GIẢN VÀ PHỨC TẠP



ĐƠN GIẢN & PHỨC TẠP LÀ DO MÌNH 


Khi còn nhỏ thì đơn giản, lớn lên thì trở nên phức tạp.

Khi nghèo khó thì đơn giản, lúc giàu có thì trở nên phức tạp.

Khi thất thế thì đơn giản, lúc có địa vị thì trở nên phức tạp.

Tự nhận bản thân thì đơn giản, đánh giá người khác thì phức tạp.

Thật ra, thế giới này rất đơn giản, chỉ có lòng người là phức tạp.

Mà suy cho cùng thì lòng người cũng đơn giản, chỉ vì lợi ích chi phối nên con người mới trở nên phức tạp.

Đời người đơn giản thì vui vẻ. Nhưng người vui vẻ được mấy ai.

Đời người phức tạp thì phiền não. Nhưng người phiền não thì quá nhiều.
***

Trong cuộc đời, không thể tránh khỏi những lúc buồn phiền, lo lắng, thậm chí là đau khổ. Người vui vẻ chẳng phải là không có buồn phiền, mà là người không để cho những nỗi buồn hay niềm đau khống chế mình. Thật ra, đau khổ không hề đáng sợ, mà điều đáng sợ là ngay cả trái tim cũng phản bội bản thân mà đứng về phía đau khổ.

Muốn có tâm trạng tốt thì cần phải quên đi những điều làm mình không vui, đừng coi trọng những mâu thuẫn, đừng để sự hiểu lầm phát sinh trong cuộc sống, mà hãy xem đó là yếu tố giúp chúng ta tạo được đời sống tâm linh của mình vững chắc hơn. Chỉ có như thế thì người khác mới thấy nỗi đau khổ của mình như gió thoảng, mây trôi mà thôi.
Nguồn: Sưu tầm

BÁN LƯỢC CHO NHÀ SƯ



Việc tưởng ''không thể'' mà vẫn có người làm được .

 Ở một công ty nọ, để thử việc nhân viên, họ đưa ra tiêu chí: mỗi nhân viên thử việc đều phải bán được 1000 chiếc lược cho một nhóm khách hàng được chỉ định - là các nhà sư - trong vòng một tuần.

Thử thách kỳ quái này khiến cho hầu hết người xin việc đều nghi ngờ: Bán lược cho nhà sư ư? Sao có thể làm được?

Đa số đều từ bỏ, chỉ có ba người dám chấp nhận thử thách. Một tuần thử thách kết thúc, người thứ nhất bán được một chiếc, người thứ hai bán được 10 chiếc còn người thứ ba đã bán hết sạch.

1000 chiếc, cùng một hoàn cảnh, song kết quả lại khác xa, công ty bèn mời ba người thuật lại quá trình bán hàng của mình.

Người thứ nhất kể, anh ta đến một ngôi chùa, phải chịu các nhà sư mắng mỏ mà vẫn nhẫn nại, cuối cùng, một hoà thượng động lòng, mua cho anh ta một chiếc lược.

Người thứ hai kể, anh ta lên một ngôi chùa trên núi, do gió núi mạnh, khiến cho tóc của thiện nam, tín nữ lên chùa rối tung hết cả. Anh ta liền tìm đến sư trụ trì chùa và nói “Người dâng hương tóc tai bù xù, trông không được thành kính với Đức Phật lắm, Trước mỗi toà hương, nhà chùa nên đặt một chiếc lược cho thiện nam tín nữ chải tóc”. Thấy có lý, sư trụ trì liền mua lược giúp anh ta, vì chùa có 10 toà hương nên anh ta đã bán được 10 chiếc lược.

Còn người thứ ba tìm đến một ngôi chùa có tiếng, hương khói quanh năm không dứt. Anh ta nói với phương trượng: “Phàm những người dâng hương ai cũng có lòng thành, chùa ta nên có vật phẩm tặng lại để khuyến khích người đời làm việc thiện. Tôi có một số lược, ngài có thể dùng thư pháp hơn đời của mình, khắc lên đó ba chữ “Lược Tích Thiện” làm tặng phẩm”. Phương trượng nghe có lý liền mua cho anh ta 1000 chiếc.

Công ty nọ đánh giá ba người đến thử việc tiêu biểu cho ba mẫu người điển hình:

* Người thứ nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, có ưu điểm chân thành, nhẫn nại.

* Người thứ hai có năng lực quan sát, suy đoán sự vật, dám nghĩ, dám làm.

* Còn người thứ ba, anh ta nghiên cứu, phân tích nhu cầu của đám đông, có ý tưởng táo bạo, có kế hoạch khả thi nên đã mở ra một nhu cầu mới của thị trường.

Điều kỳ diệu là sau khi "Lược Tích Thiện" của anh ta ra đời, một đồn mười, mười đồn trăm, người đến chùa dâng hương ngày càng nhiều, hương khói trong chùa ngày càng thịnh. Phương trượng bèn ký hợp đồng dài hạn với anh ta. Về phía công ty, thu hoạch lớn nhất không phải là có được hợp đồng lớn mà có được người tài năng. Nhờ có trí tuệ hơn người đó mà anh ta đã được công ty quyết định tuyển dụng và quyết định bổ nhiệm làm giám đốc marketing.

Như vậy, hiểu được nhu cầu của khách hàng, phân tích tính quy luật của sự hình thành và tác động chuyển hoá nhu cầu tiềm tàng thành sức mua chính là chìa khoá để mang lại thành công.
Sưu Tầm

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Truyện ngắn: ĐỪNG BAO GIỜ

Truyện ngắn:





Tôi ngồi ẩn mình dưới tàng cây rậm rạp sau sân chùa, tránh cái nắng oi ả của mùa hè. Hôm nay ngày thường, mọi người đi làm cả, cảnh chùa im lặng một cách trang nghiêm. Nhân tiện có công việc đi ngang qua chùa, tôi tạt vào viếng cốt và thắp cho ông bác một nén hương để tưởng nhớ đến bác mình. Tôi thường thích ngồi một mình yên lặng như thế, đầu óc như thể hồi mới sinh, mắt thấy cảnh, cảm nhận được hình ảnh nhưng chưa biết nói, trong đầu chưa có những biểu tượng tạo thành ý nghĩ hay tư tưởng! Những lúc như thế, tôi thấy tâm hồn có phần nào an lạc bình yên hơn.


Ngồi lơ đãng như vậy một lúc lâu, tôi chợt thấy bóng người đang lui cui dọn dẹp phía hông mé nhà kho. Để ý kỹ, tôi nhận ra đó là người đàn ông khoảng lứa tuổi ngoài 30 mà tôi thỉnh thoảng vẫn gặp làm công quả cho chùa. Mồ hôi người đàn ông đổ nhễ nhại dưới cái nóng bức của mùa hè, nhưng anh ta vẫn lẳng lặng làm không tỏ vẻ một chút nào khó chịu cả. Tôi ngồi nhìn anh ta làm việc, lòng thầm cảm phục.
Người đàn ông bất chợt nhìn thấy tôi. Anh ta cười, vẫy tay chào.

Tôi nói lớn:
- Nghỉ tay, uống miếng nước đã!
Người đàn ông khựng lại, ngẫm nghĩ, cúi xuống xách chai nước suối dưới đất rồi đi lại phía tôi ngồi.
Tôi đứng lên, bắt tay tự giới thiệu tên mình.
- Chào anh, tôi là Minh.
- Dạ, tôi tên Hiếu.
- Hôm nay anh không phải đi làm à?

Tôi ngắm Hiếu trong khi chờ đợi câu trả lời. Tuy với làn da hơi rám nắng, cùng với một mái tóc cắt ngắn, Hiếu có một khuôn mặt sáng sủa dù ẩn hiện nhiều nét suy tư. Đôi bàn tay gầy gầy thanh nhã chứng tỏ không phải làm việc lao động nhiều.
- Thưa anh không. Tôi nghỉ thứ Ba, không làm việc. Còn anh, sao hôm nay không đi làm à?

- Tôi có vài công việc riêng cần phải làm nên lấy ngày nghỉ hôm nay. Xong việc, đi ngang chùa nên ghé vào đây thăm cốt ông bác. Tôi thỉnh thoảng đi chùa vẫn thấy anh. Anh chắc thường làm công quả ở đây đã lâu?
- Dạ, cũng được vài năm, thưa anh. Sắp tới lễ Vu Lan rồi, tôi soạn lại nhà kho lấy những vật dụng cần thiết, để sẵn đó cho họ. Mỗi người một tay.
- Ừ nhỉ. Anh không nhắc thì tôi cũng quên khuấy đi mất, rằm tháng 7 sắp tới rồi! Trông anh còn trẻ, chắc còn bà cụ?


Hiếu chợt khựng lại, giọng nhỏ đi.
- Thưa anh không. Mẹ tôi mất cách đây được vài năm.
- Tôi xin lỗi.
- Dạ, không hề chi.
Tôi ngẫm nghĩ, miệng nói thầm "Hiếu, Hiếu ...". Tôi đã có nghe ai đó nói tới cái tên này, và đang cố nhớ là đã nghe ở đâu.
- A! Tôi có nghe mẹ tôi thỉnh thoảng nói ở chùa có một anh bác sĩ trẻ hay đến làm công quả, cho chùa tiền và chữa bệnh cho người đồng hương lấy tiền rất rẻ, gặp người nghèo thì chữa miễn phí, không biết có phải là anh không?
Hiếu cười ngượng ngập.

- Dạ, bà cụ anh nói quá lời. Tôi chỉ làm những gì khả năng cho phép.
Tôi tiếp lời:
- Mẹ tôi và mọi người ở đây quý mến anh lắm. Được một người trẻ công danh thành toại trong cộng đồng cũng là điều quý rồi, huống hồ thay vì hưởng thụ, vinh thân phì gia, anh còn nghĩ đến cộng đồng, giúp đỡ cộng đồng thì quá tốt. Tôi nói điều này bằng cả thực lòng, chẳng phải nói cho anh vui.


- Dạ, cám ơn anh. Tôi cũng chỉ xin đóng góp phần nào mà thôi. Một mình tôi thì cũng chẳng làm gì được nhiều nếu không có những sự tiếp tay và góp sức của những người khác. Người cho $100, người cho $5 đồng, $10 đồng ... người làm trong nhà bếp, người chăm lo vườn, người lo giấy tờ thủ tục hành chánh v.v... một người thì chắc chắn không thể nào làm xuể được từng ấy công việc.


Tôi đổi đề tài đối thoại, để cho Hiếu được thoải mái, hỏi về những khóa tu thiền sắp tới do chùa tổ chức, những lớp học tiếng Việt v.v...
Ngồi nói chuyện được một lát, Hiếu xin phép quay trở lại làm tiếp công việc dang dở, tôi bảo để tôi phụ một tay khuân dọn cho nhanh chóng, thêm phần có hai người vừa làm vừa nói chuyện đỡ nhàm chán hơn. Hiếu vui vẻ cám ơn tôi.
Công việc xong thì cũng khoảng 5 giờ chiều. Tôi từ giã Hiếu và hẹn gặp lại trong ngày Vu Lan.
o0o
Khi tôi chở mẹ tôi tới thì chùa cũng đã có khá đông người. Một cô bé nhỏ tuổi mà tôi thường thấy trong gia đình Phật Tử của chùa chạy lại, chẳng cả hỏi, cài trên ngực áo tôi một bông đỏ rồi nhoẻn một nụ cười thật dễ thương chúc tôi may mắn còn mẹ. Tôi mỉm cười sung sướng.


Mẹ tôi dặn dò tôi vài điều như sẽ về lúc mấy giờ, nếu muốn kiếm mẹ tôi thì có thể kiếm bà ở đâu... rồi vội vã đi về hướng nhà bếp để tiếp tay với những người bạn trong Ban Hộ Niệm của bà trong đó.
Tôi đảo mắt nhìn xung quanh, có những người mang đóa hoa đỏ cài trước ngực và có những người cài đóa hoa trắng, những người mà thân mẫu đã qua đời. Tôi chợt nhớ đến Hiếu, nhớ đến người bác sĩ trẻ hay làm công quả cho chùa. Tôi định bụng sẽ để ý kiếm Hiếu. Tôi đi vội về phía khán đài để giúp ban tổ chức văn nghệ khuân ghế ra cho khán giả ngồi và sắp đặt chương trình.
Không khí nhà chùa hôm nay đâu đâu cũng nhộn nhịp, mọi người cười nói vui vẻ. Tiếng thầy trụ trì đang sang sảng thuyết pháp vọng lại từ chính điện. Các em nhỏ trong ban vũ tíu tít gọi nhau để chuẩn bị cho chương trình văn nghệ. Những tà áo dài đủ mầu sắc thỉnh thoảng có dịp gì đó trong năm mới được mang ra mặc. Mọi người rạng rỡ trong ngày báo hiếu.


Khi trời trở chiều, tôi kiếm mẹ tôi, chở bà về lo nấu nướng để cúng bái ở nhà. Tôi vẫn chưa thấy Hiếu. Tôi chợt nhớ là người hẹn gặp nhau ở chùa là tôi và Hiếu chỉ cười, không nói.



o0o

Sau ngày Vu Lan tôi gặp Hiếu đôi lần ở chùa, những lúc như thế, chúng tôi thường thảo luận về các kinh điển nhà Phật. Hiếu có một trí nhớ rất dai, thuộc làu làu những câu kinh hoặc đoạn kinh. Tôi vốn thuộc loại "dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm", thuộc loại ưa ngủ chứ chẳng phải tướng học trò gì cả, chẳng nhớ gì nhiều. Nhưng có điều khi nghe Hiếu đọc các câu kinh, tôi hiểu thế nào nói ra như vậy khiến nhiều lúc Hiếu kinh ngạc và thường khen tôi là người có căn cơ, chắc những kiếp trước có tu tập gì rồi.

Chúng tôi lại tưởng tượng ra những kiếp trước ra sao để trêu chọc nhau và ngày càng trở nên thân nhau hơn. Thú thật tới lúc đó, tôi cũng chẳng biết gì nhiều về bản thân cũng như gia đình của Hiếu. Tính tôi vốn không tò mò, ai thích kể cho mình nghe thì kể, tôi không hỏi và cũng không lấy đó làm điều quan tâm. Cho đến một hôm...


- Chiều thứ Bẩy này ông có rảnh không?
Ngẫm nghĩ một chốc, tôi trả lời Hiếu:
- Rảnh. Có chuyện gì không?
- Tôi định mời ông đến nhà ăn giỗ bà cụ.
- Ừ, nhưng ông phải chỉ đường cho tôi hay cho tôi địa chỉ. Ông định mấy giờ?
- Khoảng 7 giờ chiều được không? Sáng tôi còn ở phòng mạch. Để tôi vẽ đường đến cho ông sau.
- Ừ, cứ định như vậy đi.


Chiều thứ Bẩy tôi đến nhà Hiếu, một căn nhà nhỏ tọa lạc trong một khu vực yên lặng, hơi xa thành phố. Khi tôi tới, Hiếu đã cúng bái xong rồi, đang ngồi chờ tôi. Tôi đến bàn thờ, thắp nén nhang tỏ lòng tôn kính người quá cố. Nhìn di ảnh, mẹ của Hiếu là một người đàn bà khắc khổ, trông có vẻ lam lũ dù tấm ảnh chụp lúc còn khá trẻ. Duy chỉ có cặp mắt, cặp mắt thật buồn, cặp mắt của một người chịu đựng và hy sinh.

Kế bên di ảnh là một bức ảnh của một người đàn ông mặc quân phục, da sạm nắng mà tôi đoán là cha của Hiếu. Điểm làm tôi ngạc nhiên, tôi là người khách duy nhất mà Hiếu mời! Không một người nào khác, ngoài tôi và Hiếu! Ngoài hai bức di ảnh trên bàn thờ, trong nhà không treo một tấm hình nào khác. Đồ đạc bầy biện rất đơn sơ nhưng gọn gàng và sạch sẽ. Nhìn qua, ai cũng có thể đoán được phần nào tâm lý của người chủ nhà.


Trong bữa ăn, Hiếu vui vẻ cười nói huyên thuyên nhiều hơn bình thường. Không biết có phải vì chút rượu vang hay đã lâu trong bữa ăn mới có người cho Hiếu nói chuyện, hoặc vì một lý do nào đó mà Hiếu cố che dấu để quên đi?
Dùng cơm xong, chúng tôi ra phòng khách ngồi uống cà phê, nói chuyện. Lúc này Hiếu lại trở nên ít nói, có vẻ trầm ngâm tư lự, thành thử tôi cứ phải khơi chuyện.
- Ông ở một mình, sao không lấy vợ cho có không khí gia đình? Tôi đi làm về còn có cha mẹ, anh em, ông định ở như vầy đến bao giờ? Vả lại, cỡ người như ông đâu phải là khó lấy vợ!
Hiếu im lặng một hồi lâu rồi trả lời:
- Tôi cũng đã từng lập gia đình rồi.


Tôi nhìn Hiếu không nói. Hiếu tiếp tục kể:
- Tôi lấy vợ cách đây ba năm, ăn ở với nhau được gần một năm thì chúng tôi xa nhau. Chẳng phải lỗi tại Thy, lỗi tại tôi thì đúng hơn. Dầu sao đi nữa thì chúng tôi cũng đã ly dị. Như có dịp để tâm sự, Hiếu miên man kể cho tôi nghe.
- Bố của tôi là một sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông thuộc đơn vị tác chiến nên nay đây mai đó, vì vậy ông không muốn mẹ tôi theo. Khi tôi ra đời, lớn lên trong tình thương của mẹ, ít khi thấy mặt cha. Gia đình bên nội cũng như bên ngoại, tôi đều không biết vì bố mẹ tôi thương nhau không có sự đồng ý của cả hai gia đình vốn ghét nhau từ lâu. Mẹ tôi bị gia đình mình từ và gia đình bố tôi không nhận, nhưng vì thương yêu nhau nên bố mẹ tôi bất chấp tất cả để được gần nhau.


Lấy nhau một thời gian ngắn thì bố tôi nhập ngũ, mẹ tôi bắt đầu cuộc sống xa chồng, một thân một mình và có mang tôi. Không nói thì ông cũng có thể tưởng tượng được lúc đó mẹ tôi khổ sở đến thế nào. Bên nội, bên ngoại ngoảnh mặt nhất định không chịu nhìn. Chỉ tội bà ngoại tôi, thương con nhưng sợ chồng, lâu lâu lén lút gặp mẹ tôi và dấm dúi cho ít tiền. Mẹ tôi phải buôn thúng bán bưng để tự nuôi thân và chờ ngày sinh con.


Ngày tôi ra đời, tôi là nguồn sống của bà. Tôi lớn lên trong sự hy sinh cơ cực của mẹ tôi, nhưng ngày đó tôi còn quá nhỏ để nhận thức được sự hy sinh của mẹ mình. Tôi không biết phải diễn tả thế nào để nói lên được sự vui sướng của mẹ tôi mỗi khi bố tôi về phép, không còn gì sung sướng hơn cho người đàn bà khi thấy chồng mình, con mình và mình được quây quần chung một nhà. Đôi khi mẹ tôi đi xe đò, mang tôi lên đơn vị thăm chồng. Bố tôi vừa mừng vì được gặp vợ con, vừa lo vì đường xá xa xôi, mất an ninh.


Sau khi Cộng Sản chiếm Miền Nam, bố tôi bị chúng bắt đi cải tạo hay đi tù thì đúng hơn! Họ chuyển bố tôi ra Bắc. Mẹ tôi lặn lội ra ngoài đó thăm chồng nhưng họ cho biết bố tôi đã bị bệnh chết! Một người đồng tù đã lén cho mẹ tôi biết là bố tôi đã bị hành hạ đến chết và cho mẹ tôi biết ngày bố tôi bị giết!
Trở vào Nam, đau đớn vì bố tôi bị giết, mẹ tôi lại phải chứng kiến cảnh tôi bị ngược đãi ở trường học vì có cha là lính ngụy. Mẹ tôi tìm cách vượt biên vì tương lai của tôi. Tôi vốn hiếu học lại có trí nhớ dai. Sau khi bán hết tất cả đồ đạc, tom góp được một khoản tiền, mẹ tôi đưa tôi xuống Rạch Giá để tìm đường đi.


Dừng lại, Hiếu nuốt nước bọt một cách khó khăn rồi kể tiếp:
- Trời cũng thương nên chuyến đầu đi lọt dù trải bao gian nan trên biển cả. Nếu không lọt thì cũng chẳng bao giờ còn tiền để đi những chuyến sau. Cuối cùng mẹ tôi và tôi đến Mã Lai. Không một nước nào nhận, nước sau cùng là Mỹ, họ nhận mẹ con tôi, một họ đạo Tin Lành bảo trợ cho vào Mỹ.
Đến Mỹ, không có nghề chuyên môn, tiếng Anh lại không biết, mẹ tôi vào làm phụ bếp trong một nhà hàng. Ai sai gì làm đó, một tuần bẩy ngày. Tối về mẹ tôi lại gò lưng may, ráp những tay áo, lấy tiền theo từng cái. Còn tôi chẳng phải lo lắng gì ngoài việc ăn học. Tôi học dễ dàng, từ trung học lên đại học rồi thi vào trường thuốc, ra trường và đi thực tập. Trong thời gian thực tập, tôi gặp Thy cũng thực tập cùng một nhà thương. Chúng tôi quen nhau và tình cảm nẩy sinh.


Cha mẹ của Thy cũng là bác sĩ từ Việt Nam, qua đây thi lại, thực tập lại rồi ra hành nghề. Nói chung gia đình Thy thuộc giai cấp trưởng giả. Họ biết cách ăn nói, xã giao rất lịch thiệp. Gia đình Thy rất quý mến tôi, mọi người ai cũng mong chúng tôi thành vợ thành chồng cả. Đời tôi thật sung sướng. Năm cuối thực tập, chúng tôi quyết định lấy nhau. Tôi đưa mẹ tôi đến nhà bố mẹ Thy dùng cơm tối để nói chuyện chung thân cho hai đứa tôi. Trong bữa cơm với gia đình Thy ...


Giọng Hiếu trở nên khó khăn, ngập ngừng.
- Tôi chợt nhận thấy sự quê mùa của mẹ tôi khi ngồi chung bàn với gia đình Thy. Từ cái tóc, cách ăn mặc, lối ăn uống... Khi bố mẹ Thy nói chuyện, hỏi mẹ tôi những chuyện thông thường, mặt mẹ tôi ngớ ra, trắng bệch, giọng nói trở nên run rẩy, sợ hãi... Tôi... Hiếu nói nhỏ nhỏ, giọng run run trong cuống họng.
- Tôi... lúc đó cảm thấy xấu hổ. Tôi xấu hổ vì sự quê mùa, thiếu kiến thức của mẹ mình khi so sánh với người khác. Tôi trở nên tức giận mẹ tôi và có nhiều cử chỉ hỗn láo với mẹ trong suốt bữa ăn! Mẹ tôi im lặng, lúc về nhà bà luôn miệng xin lỗi tôi, đã làm tôi mất thể diện.


Đám cưới chúng tôi diễn tiến như dự định. Tôi càng tức tối trong ngày cưới khi thấy sự quê kệch, luống cuống của mẹ mình. Khách toàn là khách sang trọng. Lúc đó, tôi giận mẹ tôi vô cùng, tại sao những việc đơn giản như thế mà cũng không biết. Tôi gay gắt với mẹ tôi đến nỗi có lúc mẹ tôi vừa run vừa chẩy nước mắt vì sợ không vừa ý tôi!

Mẹ tôi về ở với vợ chồng chúng tôi. Thy có nhiều lúc khiếm nhã với mẹ của tôi, những lúc đó tôi lại tức tối mẹ tôi, tại sao những chuyện như vậy mà cũng không biết để người khác coi thường. Mẹ tôi trở nên sợ hãi, bà cố tránh chúng tôi, cả ngày bà trốn trong phòng. Chỉ những lúc ăn cơm bà mới phải ra, ăn vội ăn vàng rồi lại vào phòng. Mà đồ ăn nào vừa ý bà! Mẹ tôi ăn không có cơm đâu được. Đồ ăn thường là đồ kho, đồ xào. Thy lớn từ bé ở đây, lại thích ăn như người Mỹ. Tôi thì sao cũng được nhưng lúc đó tôi lại muốn tập cho mẹ tôi thay đổi! Chúng tôi đã bắt mẹ tôi nghỉ làm trước khi lấy nhau. Không lẽ cả hai vợ chồng là bác sĩ mà mẹ thì làm phụ bếp!


Ở như vậy được vài tháng thì mẹ tôi bỏ đi. Bà đi vì sợ vì bà, vì sự quê kệch của bà mà vợ chồng tôi sẽ mất hạnh phúc. Tôi không hiểu lúc đó tôi là con người hay là con vật! Tôi không mảy may quan tâm. Tôi nghĩ mẹ tôi đã từng tự lập từ hồi trẻ đến giờ, không có tôi mẹ tôi cũng không sao, nhất là mẹ tôi nói mẹ tôi dọn về ở với một người bạn. Thy cũng vậy. Chẳng trách Thy được. Tôi là con mà đối xử với mẹ mình như vậy, trách sao được người con dâu! Tôi có hỗn láo với mẹ tôi thì Thy mới dám coi thường mẹ tôi chứ! Mấy tháng sau...
Giọng Hiếu trở nên run rẩy, cố kìm hãm sự xúc động. Mắt ngấn lệ ngước lên nhìn hình mẹ.

- Mấy tháng sau, một nhân viên cảnh sát đến gõ cửa báo cho tôi biết mẹ tôi đã qua đời. Như tiếng sét đánh ngang tai, tôi không tin! Tôi vội vã chạy đến nhà xác. Xác mẹ tôi nằm đó, những nét nhăn hằn trên trán, những sự khổ cực hy sinh của mẹ tôi mà tôi cho là dấu tích của sự quê mùa. Tôi đã lầm ...
Hiếu nức nở khóc.


- Làm sao mẹ tôi có thể sống thiếu tôi! Tôi là nguồn sống của bà mà! Tất cả sinh lực, ý chí phấn đấu trước kia là vì tương lai của tôi, là vì tôi! Không có tôi bên cạnh, không có đứa con trai thương yêu của bà bên cạnh, bà chẳng còn thiết gì! Tinh thần bà suy sụp, thể xác khô kiệt. Mẹ tôi lại sống một mình, chẳng phải với người quen như tôi tưởng. Trong khi đó vợ chồng tôi mải mê làm việc, lo làm giầu!


Tội này tôi làm sao rửa hết được! Tại sao tôi không nghĩ những lúc mẹ tôi khổ cực ở xó bếp để tôi được ăn miếng ngon, đến trường mặc những bộ quần áo mới! Tại sao tôi không nghĩ mẹ tôi còng lưng may những buổi tối để tôi có cái xe, thay vì bà ngồi đọc sách báo để tăng kiến thức như tôi mong muốn, cho tôi khỏi xấu hổ. Mẹ tôi chịu ngu dốt để cho tôi khôn, mẹ tôi quê mùa để tôi được thanh lịch mà tôi lại coi thường, khinh chê mẹ tôi! Sau khi chôn cất mẹ tôi. Tôi và Thy ly dị nhau chẳng bao lâu sau đó vì thấy Thy tôi lại nghĩ đến mẹ tôi.
Tôi dọn về tiểu bang này để khỏi phải thấy những cảnh quen cũ.

Ông thấy đó, ngày lễ Vu Lan tôi không dám lên chùa vì sợ thấy cảnh hiếu thảo của người con đối với mẹ của họ, sợ thấy cảnh những người còn các bậc từ mẫu. Tôi làm công quả hy vọng hương hồn mẹ tôi vui lòng, những công việc mà bà rất muốn làm nhưng đã không làm được vì dành hết thời giờ cho tôi. Tôi bố thí, cúng dường với tâm ý hồi hướng công đức cho mẹ tôi dù biết rằng nên hồi hướng công đức cho tất cả chúng sinh. Công ơn mẹ tôi sâu dầy, lúc sống tôi đã không trả được, ít ra cũng làm nguôi ngoai phần nào hương hồn người khi đã mất.


Hiếu nhìn ảnh mẹ mình, nước mắt dàn dụa, miệng lẩm bẩm:
- Mẹ ơi, tội này con làm sao rửa hết được.
Tôi ngồi chẩy nước mắt nhìn Hiếu. Một tâm hồn đau khổ, đang quằn quại trước mặt tôi. Hiếu tiễn tôi ra cửa, miệng nói khe khẽ:
- Đừng bao giờ để hối hận như tôi ông nhé. Phúc thay cho những kẻ còn mẹ!
Tôi không trả lời, nắm tay Hiếu bóp mạnh.

Trần Dũng Minh Dân

Những điểm khác nhau gây tranh cãi giữa Hà Nội và Sài Gòn

Những điểm khác nhau gây tranh cãi giữa Hà Nội và Sài Gòn
Những điểm khác nhau này được chính cộng đồng mạng đúc kết và truyền tay nhau.

Những điểm khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn
Những điểm khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn
Dưới đây là những điểm khác nhau giữa Hà Nội và TP.HCM được chính cư dân mạng đúc kết và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Có những điểm khác nhau được phát hiện ra vô cùng thú vị, tuy nhiên cũng có những điểm gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng.
Gọi điện ngoài đường
Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe – dắt lên vỉa hè – quay ngược đầu xe – nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió.
Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại – cho cả thế giới biết bạn là ai.
Cảm ơn
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô lễ tân cúi gập người chào bạn.
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn.
Đo độ giàu có
Bạn được coi là giàu có khi…
Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền.
Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền.
Nhà sách
Hà Nội : Nhân viên hách dịch.
Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi.
Khi cắt quả chanh
Hà Nội: Bổ ngang.
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa.
Ở Hà Nội: nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy.
Ở Sài Gòn: nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá.
Biển quảng cáo
Ở Hà Nội, phải mang tính lịch sự, trang trọng
Ở Sài Gòn, càng hài hước càng thu hút mọi người
Giục người bán hàng gói nhanh lên
Sài Gòn: Vâng em làm ngay đây.
Hà Nội: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác!
Khi khách đến nhà
Hà Nội: Mời bác dùng cốc chè tươi ạ.
Sài Gòn: Tí !!! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi.
Uống bia
Hà Nội: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly
Sài Gòn: Chai của ai người ấy uống
Uống rượu
Sài Gòn: Rượu sẽ phải uống cùng với nước đá và vài lát chanh.
Hà Nội: Bắc cạn và không được …giảm sóc.
Uống Cafe
Ở Sài Gòn: thường uống cafe có nhiều đá vào buổi sáng trước khi đi làm.
Ở Hà Nội: thường uống cafe khi đi chơi vào buổi tối trước khi ..đi ngủ.
Sinh viên và cave
Sài Gòn: nhiều em sinh viên trông như cave.
Hà Nội: nhiều em cave trông như sinh viên.
Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave…
Cave Hà Nội: “Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?”
Cave Sài Gòn: “Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kêu em nha..”
***********************

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Khu Công Nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP1)


Tọa lạc tại Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Khu Công Nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) khởi đầu trên cơ sở ý tưởng hợp tác của Chính phủ hai nước Việt Nam và Singapore được đề xướng bởi hai Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Goh Chok Tong. Khu Công Nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,VSIP có một vị trí thuận lợi cách TP Hồ Chí Minh 17 km, gần cảng biển và sân bay Quốc tế giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với hạ tầng cơ sở phát triển của thành phố, với dịch vụ chuyên nghiệp và những tiện ích khác.

VSIP được xem như một trong những Khu Công Nghiệp kiểu mẫu tại Việt Nam với sự tham gia góp vốn đầu tư và chuyển giao kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và tiếp thị đầu tư của các tập đoàn có uy tín như Sembcorp Industries, Ascendas, United Overseas Land, KMP Group, Mitsubishi Corporation và Becamex (Việt Nam).

VSIP là biểu tượng của sự hợp tác kinh tế và tình hữu nghị giữa Việt Nam và Singapore, khởi đầu là Khu Công Nghiệp Việt Nam - Singapore I (VSIP I) có diện tích 500 ha được thành lập vào năm 1996 tại tỉnh Bình Dương.

Qua hơn 12 năm hình thành và phát triển, đến nay VSIP I đã cho thuê 100% diện tích đất. Thu hút được 242 dự án từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ước tính tổng vốn đầu tư thu hút vào VSIP I đạt khoảng 2.5 tỷ USD khi tất cả các dự án đi vào hoạt động. Khu công nghiệp VSIP đến nay đã tạo ra hơn 69.000 công việc làm cho người lao động và doanh số xuất khẩu tính đến nay đạt khoảng 3,8 tỷ USD.

Được công nhận là một trong những KCN hàng đầu của Việt Nam, VSIP mang đến cho nhà đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh trong một môi trường sản xuất an toàn và hiệu quả.VSIP đạt được chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 là một minh chứng cho chính sách chất lượng mà VSIP luôn vươn tới.Nguồn điện của VSIP I được cung cấp từ nguồn điện Quốc gia và nhà máy điện của VSIP,có thể cung cấp được nguồn điện với công suất 141MW/ngày. Hệ thống cung cấp nước sạch sử dụng trong KCN đạt tiêu chuẩn quốc tế WHO, với công suất 12.000m3/ngày.Tất cả các nước thải sẽ được xử lý tại nhà máy xử lý của Khu công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về môi trường, nhà máy xử lý nước thải được thiết kế với công suất 12.000m3/ngày,với công suất này có thể xử lý hoàn toàn 100% lượng nước thải của Khu công nghiệp. Hệ thống thông tin liên lạc được trang bị đầy đủ, bưu điện nằm cạnh Khu công nghiệp với hệ thống kênh thuê bao hiện đại băng thông rộng,(tổng công suất 1.200 đường truyền cho IDD, fax, dây nội hạt và những đường dây cho thuê),đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin liên lạc của các nhà đầu tư.Với sự hổ trợ của hai Chính phủ, một Ban Quản Lý được thành lập riêng để thẩm định,cấp phép và hổ trợ cho các nhà đầu tư nằm trong KCN VSIP.Nhà đầu tư vào VSIP hoàn toàn yên tâm bởi hệ thống dịch vụ “Một cửa”, thủ tục hải quan nhanh chóng.

VSIP đã và đang thiết lập những dịch vụ tiện nghi thiết yếu ngay tại Khu công nghiệp như ngân hàng, bưu điện, khu giao nhận, trung tâm kho vận, trung tâm y tế, trung tâm thương mại, khu thể thao, và những khu vui chơi giải trí khác nhằm mang lại sự phục vụ tối ưu cho các nhà đầu tư.Công tác an ninh luôn được quan tâm,nhân viên giám sát tuần tra thường xuyên 24/24h, đảm bảo trật tự,an toàn, giao thông thông thoáng phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được thuận lợi.

Về đào tạo thợ,công nhân lành nghề cho các Doanh nghiệp trong KCN,Trường Cao đẳng kỹ thuật Việt Nam-Singapore(Vietnam Singapore Technical College),là dự án được hổ trợ bởi hai Chính phủ Việt Nam-Singapore và Khu Công Nghiệp VSIP. Đến nay, VSTC đã có đầy đủ cơ sở vật chất, chương trình, Cán bộ giảng dạy,đào tạo kỹ thuật công nhân bậc 3/7, nhân viên kỹ thuật hệ cao đẳng với các ngành mũi nhọn như điện, điện tử, máy điện tử tự động CNC,bảo trì cơ khí, chế tạo máy,… với số học viên tốt nghiệp khoảng trên 1.500 học viên /năm, góp phần cung cấp số lượng lớn đội ngũ công nhân có tay nghề cao cho hầu hết các nhà máy trong KCN VSIP cũng như các KCN khác trong tỉnh Bình Dương.

Ngày 26 tháng 9 năm 2006, VSIP tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và phát triển, hân hạnh được đón tiếp hai Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lý Hiển Long đến tham dự và chứng kiến. Trong buổi Lễ, VSIP chính thức công bố dự án Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II (VSIP II), có diện tích 345 ha nằm trong khu Liên hợp Công nghiệp, Dịch vụ và Đô thị tỉnh Bình Dương (4.200ha), cách VSIP I khoảng 17 km về phía Bắc. Mặc dù chưa đầy 2 năm kể từ khi chính thức công bố, VSIP II đã hoàn thành cơ bản việc xây dựng cơ sở hạ tầng,đã cho thuê 97% diện tích đất, thu hút 121 dự án đầu tư từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.Tổng vốn đăng ký đầu tư đến nay ước khoảng 1 tỷ USD và đã thu hút được hàng ngàn lao động đến làm việc. Với sự phát triển rất thành công và nhu cầu thuê đất rất lớn của các nhà đầu tư, VSIP II mở rộng ( VSIP Bình Dương Township& Industrial Park) được hình thành với tổng diện tích đất lên tới 1.700 ha, 700 ha dành phát triển khu đô thị, 1.000 ha phát triển khu công nghiệp.

Cũng trong buổi Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và phát triển VSIP, hai Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lý Hiển Long đã gợi cho VSIP ý tưởng đầu tư các dự án mới tại các miền,vùng khác của Việt Nam để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư. Từ ý tưởng trên, VSIP đã tiến hành khảo sát, thảo luận và làm việc với các tỉnh phía Bắc. Tuy chỉ trong vòng chưa đầy một năm VSIP đã đạt được thỏa thuận và có quyết định mở rộng đầu tư tại Bắc Ninh và mới nhất là tại Hải Phòng.

VSIP Bắc Ninh có diện tích 700 ha, tọa lạc tại ranh giới của Huyện Gia Lâm, Hà Nội và Tỉnh Bắc Ninh cách trung tâm Hà Nội khoảng 18 km. Khu công nghiệp 500 ha sẽ là nơi thu hút những ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, công nghiệp có giá trị đầu tư cao như những ngành điện tử, dược phẩm, cơ khí chính xác, trong khi đó 200 ha đất khu đô thị cho việc phát triển khu thương mại ,văn phòng, dịch vụ, nhà ở cao cấp và nhà ở cho người lao động nhằm phục vụ cho cư dân của tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội và các vùng lân cận.

VSIP trở thành chủ đầu tư cho dự án Khu đô thị, Công nghiệp, Dịch vụ VSIP Hải Phòng có diện tích 1.600 ha tọa lạc tại Bắc Sông Cấm, vị trí quan trọng của thành phố mới Hải Phòng.

VSIP đang cùng các nhà tư vấn quy hoạch hàng đầu trên thế giới quy hoạch dự án VSIP Hải Phòng 1.600 ha thành một Khu liên hợp Đô thị, Công nghiệp và Dịch vụ hàng đầu của Việt Nam. VSIP Hải Phòng sẽ dành 1.100 ha đất cho việc phát triển Khu đô thị và 500 ha dành cho phát triển Công nghiệp và các Dịch vụ liên quan.

VSIP vinh dự nhận được những bằng khen và giải thưởng cao quý của các cơ quan, tổ chức uy tín trong và ngoài nước bình chọn như: một trong số 80 doanh nghiệp có FDI hoạt động hiệu quả nhất do Thời báo Kinh Tế Sài gòn bình chọn danh hiệu “Golden Dragon Award ”, là một trong 40 danh hiệu Doanh nghiệp phát triển bền vững “Saigon Times top 40”, là một trong số “20 công trình kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời kỳ đổi mới” do hội Kiến Trúc Sư VN tổ chức bình chọn, là “Nhà phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp hàng đầu Việt Nam 2008”( Best industrial developer in Vietnam 2008) do tạp chí Euromoney tại Anh quốc bình chọn,…

Có thể nói, Khu công nghiệp Việtnam - Singapore (VSIP) thật sự là biểu tượng của sự hợp tác và tình hữu nghị giữa hai quốc gia Việt Nam - Singapore. Với biểu tượng cao đẹp đó, chắc chắn VSIP sẽ không ngừng phát triển, không ngừng vươn lên khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế và củng cố vị thế của Việt Nam trong khu vực như một trung tâm đầu tư bền vững, đáng tin cậy.

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Vỡ mộng nhà giá rẻ

Vỡ mộng nhà giá rẻ


Kỳ vọng của người dân về việc được vay lãi suất 6% từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng của Chính phủ ngày càng mong manh, khi trên thị trường, những dự án nhà đủ điều kiện để vay đếm trên đầu ngón tay. 

Với những căn hộ có giá 10 - 14 triệu đồng m2, người mua phải trả cả trăm triệu đồng cho “cò”.

Vỡ mộng nhà giá rẻ
Khách mua nhà chung cư tại dự án ở Linh Đàm bị “cò” hét giá chênh cả trăm triệu đồng. Ảnh: Ngọc Mai.

Vỡ mộng

Theo quy định, để được vay ngân hàng với lãi suất 6%/năm từ gói 30.000 tỷ đồng, khách hàng phải mua nhà với diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Nhưng trong thực tế, tìm được những dự án đáp ứng cả hai điều kiện này là việc khó như lên trời.

Gần như kiệt sức sau khi dành cả tháng trời lùng sục toàn bộ các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ tại Hà Nội, thậm chí cả những dự án ở khu giáp ranh với các tỉnh khác, chị Bích Hằng (Thanh Xuân, Hà Nội) buộc phải chấp nhận sự thật là phải tạm gác giấc mộng mua được nhà từ sự hỗ trợ lãi suất của Chính phủ.

Chị Hằng cho biết, các dự án đủ điều kiện như Phúc Thịnh Tower (Hoài Đức, Hà Nội), CT6 Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội), OCT2 (Từ Liêm, Hà Nội)… có giá dưới 15 triệu đồng/m2, nhưng cách trung tâm 15 - 20 km. Các doanh nghiệp khẳng định, giao dịch thành công từ những dự án này không nhiều.

Thông tin về dự án chung cư VP5 Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội), công bố giá bán khoảng 15 triệu đồng/m2, diện tích dưới 70m2 khiến chị Hằng và không ít người có thu nhập vừa phải vui mừng vì đây là hai điều kiện quan trọng để có thể vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi. Nhưng khi tìm hiểu thực tế, chị Hằng mới biết các căn hộ đã bán hết veo qua các sàn giao dịch cho các nhà đầu tư thứ phát.

Ngay sau đó, “cò” vòng ngoài sàn giao dịch Mường Thanh hét giá chênh lệch 125-200 triệu đồng/căn. Một “cò” cho biết, bản thân các sàn mua lại từ chủ đầu tư cũng chịu giá chênh 50 triệu đồng/căn nên bán giá chênh ra bên ngoài để kiếm chút lời.

Nếu với mức giá chênh như vậy, giá căn hộ tại VP5 Linh Đàm bị đội lên thành 17 - 18 triệu đồng/m2, không rẻ so với thị trường. “Nếu vay được ngân hàng với lãi suất 6%/năm, nhưng cộng thêm số tiền chênh 200 triệu thì số tiền lãi trả hằng tháng khiến vợ chồng trẻ như chúng tôi không chịu nổi”, chị Hằng tính toán.

“Khi hỏi mua căn hộ diện tích 61,5 m2 thì chủ đầu tư trả lời không còn căn nào. Còn “cò” hét giá chênh tới 120 triệu đồng. Nếu chấp nhận, giá căn hộ tôi định mua đội lên thành 17 triệu đồng/m2, không rẻ trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đóng băng, trong khi dự án đến năm 2015 mới bàn giao nhà”, anh Nguyễn Nam (Hà Đông, Hà Nội) cho biết.

Ngoài dự án VP5 Linh Đàm, còn có dự án chung cư Kim Văn, Kim Lũ (Hoàng Mai, Hà Nội) mới được mở bán cách đây 3 tháng với giá 12 - 14 triệu đồng/m2. Nhưng thời điểm hiện tại, khách hàng muốn mua căn hộ tại dự án đều phải trả tiền chênh 80 - 120 triệu đồng/căn. Với mức tiền chênh này, dù có được vay vốn từ ngân hàng, người mua không được lợi gì vì phần lãi suất được hỗ trợ từ Nhà nước chảy vào túi “cò”.

Ông Vũ Cương Quyết, Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Đất Xanh miền Bắc, nói rằng, mức giá các dự án ở các quận nội thành dù giảm giá hết cỡ vẫn phải trên 17 triệu đồng/m2, trong khi tiến độ triển khai chậm. Với mức giá thấp hơn, không có chủ đầu tư nhà thương mại nào dám làm vì cầm chắc lỗ.

“Có những dự án triển khai từ mấy năm trước với giá 16 triệu đồng/m2, nay chủ đầu tư hạ xuống dưới 15 triệu đồng/m2, quảng cáo rầm rộ kèm theo nhiều chính sách khuyến mãi, tặng quà nhưng khách hàng vẫn chê vì dự án ở xa”, ông Quyết cho biết.

Lợi dụng kẽ hở

TS Vũ Đình Ánh cho rằng, gói 30.000 tỷ đồng bản chất là hỗ trợ người mua nhà, các chủ đầu tư chỉ được “ăn theo” 30% số tiền trong gói này. Nhưng dường như các doanh nghiệp đang được ưu đãi hơn người dân cả về chính sách cũng như lượng tiền vay.

“Người dân muốn vay được tiền thì phải ký hợp đồng mua nhà trước với chủ đầu tư. Trong khi những dự án có mức giá dưới 15 triệu đồng/m2 ở vị trí gần rất hiếm. Điều này vô hình trung tạo kẽ hở cho nhà đầu tư thứ phát (thực chất là đầu cơ) và chủ đầu tư dự án ở vị trí trung tâm có thể đẩy giá lên cao bằng chiêu bán lòng vòng qua trung gian”, ông nói.

Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cho rằng, mức giá chênh trên 100 triệu đồng/căn hộ trong lúc thị trường ảm đạm hoàn toàn là chiêu của chủ đầu tư. “Đây là một chiêu lách luật khá khéo của chủ đầu tư dự án ở vị trí hợp lý đánh vào tâm lý khách hàng. Người tiêu dùng nên tỉnh táo”, vị này nói.

Trao đổi với PV, ông Đỗ Đức Duy, Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng cho hay, giá cả hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường nên Bộ khó có thể can thiệp. Giá có nhiều yếu tố quyết định nhưng thực tế, nếu khách hàng muốn chọn dự án ở gần mà giá rẻ là điều bất khả thi.

“Trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn, chủ đầu tư phải tính toán làm sao dự án thu hút được khách hàng. Khách hàng muốn giá hợp lý phải chịu cách xa trung tâm là điều bình thường”, ông Duy nói.

Thông tin từ Bộ Xây dựng cho biết đã đề xuất danh mục đợt đầu gồm 30 dự án nhà ở xã hội để ngân hàng xem xét cho vay từ gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân mua nhà ở. Trong danh sách này chỉ có 4 dự án của doanh nghiệp nhà nước, còn lại là dự án của các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước nhưng nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối.

Theo Ngọc Mai – Phạm Tuyên
Tiền Phong

Bài đăng phổ biến